BOT F186

Đánh giá khối lượng giao dịch

Lái đang gom hàng hay đang xả hàng? Làm sao để không bị bán oan bởi những lúc họ đang gom hàng và không mua những cổ phiếu mà lái đang xả hàng. Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này, nếu muốn biết rõ một số hình thức gom hàng, xả hàng trong phiên vui lòng đọc kỹ bài viết này nhé. Với khối lượng giao dịch trong mỗi phiên sẽ được biểu hiện rõ đều này, chính vì vậy những cổ phiếu được khuyến nghị mua mới sẽ có thể xem được tình trạng khớp lệnh trong phiên như thế nào.

XEM THÊM:
  • Cách xác định điểm mua chuẩn lướt sóng
  • Cách bắt đáy cổ phiếu hiệu quả nhất
  • Top 5 code Amibroker báo điểm mua tốt nhất

  • 1. Mua/Bán chủ động là gì?

    Để hiểu rõ hơn về nội dung này, đầu tiên chúng ta cần đi tìm hiểu 2 khái niệm Mua chủ động là gì? Bán chủ động là gì? Để xem thông tin mua bán chủ động hãy bấm vào cổ phiếu trên bảng khuyến nghị mua mới, thông tin thống kê sẽ cập nhật theo thời gian thực.

    - Mua chủ động là chính là khối lượng mua tại một mức giá đã được đặt sẵn trước bởi bên bán. Chính vì vậy, thông thường khối lượng này tăng cao hơn so với bán chủ động thì giá cổ phiếu sẽ tăng. Hay nói cách khác khi khối lượng mua chủ động tăng lên là có người bất chấp giá hiện tại để mua ở một mức giá cao hiện tại.

    Ví dụ: Cổ phiếu X hiện tại đang khớp lệnh tại mức giá 30.100. Trên bảng giá đang xuất hiện bán 1 là 30.200 và khối lượng bán 1 là 5.000 cổ phiếu....Một lúc sau có người mua tại giá 30.200 với khối lượng khớp là 3.000 cổ phiếu, lúc này giá cổ phiếu X tăng lên 30.200. Vậy, chỗ 3.000 cổ phiếu đó được tính vào trong thống kê là mua chủ động.

    -Bán chủ động là khối lượng bán tại mức giá thấp hơn giá khớp hiện tại được đặt sẵn bởi bên mua. Thông thường khi khối lượng nay càng tăng thì giá cổ phiếu sẽ giảm. Vì đơn giản, luôn có người sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn giá khớp lệnh tại thời điểm đó.

    Ví dụ: Một cổ phiếu X đang khớp lệnh tại giá 28.500. Trên bảng giá lúc này có mua 1 là 28.400 và khối lượng mua 1 là 6.000 cổ phiếu....Một lúc sau có người bán tại giá 28.400 với 4.000 cổ phiếu được khớp. Vậy, chỗ 4.000 cổ phiếu đó được coi là bán chủ động.

    KẾT LUẬN: Qua 2 ví dụ trên bạn thấy mua chủ động là họ chấp nhận giá hiện tại để mua ở một mức giá cao hơn và giá cổ phiếu tăng lên một mức so với giá khớp hiện tại. Ngược lại, bán chủ động sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm đi một mức so với giá khớp hiện tại, vì có người sẵ sàng bán tại thấp hơn.

    ----------(^-^)--------------(^-^)----------

    2. Lái đang gom hàng hay đang xả hàng

    Đây mới là lúc quan trọng đây này, bạn nên hiểu kỹ mua/bán chủ động là gì nhé. Tại đây mình sẽ không nói rõ về 2 khái niệm này nữa đâu. Đặc biệt hiểu kỹ phương thức khớp lệnh trên thị trường chứng khoán. Tất nhiên để phát hiện dấu hiệu này không đơn giản chút nào, và mỗi một cổ phiếu có thể có nhiều nhóm lái khác nhau.

    - Phương thức khớp lệnh: Hãy nhớ rõ đều này, khớp lệnh luôn luôn ưu tiên về giá và thời gian. Khi mức giá khác nhau sẽ ưu tiên mức giá tốt hơn, và khi cùng một mức giá sẽ ưu tiên thời nào sớm hơn. Giá tốt hơn chính là bên bán sẽ ưu tiên giá cao thấp hơn, và giá này được đẩy lên hàng đầu, vì đây là giá tốt nhất cho người mua. Bên mua sẽ ưu tiên giá cao hơn, và giá này được đẩy lên xếp hàng đầu, vì mức giá này là tốt nhất cho bên bán.

    A. Lái đang gom hàng: Tất nhiên và là điều hiển nhiên, ai cũng muốn mua thấp bán cao rồi. Khi họ đang muốn gom hàng thì tất nhiên họ sẽ cố gắng làm sao để mua được giá tốt nhất trên thị trường. Để thực hiện chiến thuật này họ sẽ phải trải qua các bước sau:


    Khối lượng đặt BÁN

    Bước 1 (A và B): Họ tiến hành đặt bán một khối lượng lớn ở một mức giá trong phiên, thông thường đây là giá đỏ trong phiên. Cũng có thể ở mức giá khác nhau tùy vào thị trường. Khối lượng này nếu mà không có một nhóm lái nào khác sẽ khó có thể mua đứt tổng khối lượng đó. Lúc này, chính là phương thức đè giá xuống. Các NĐT khác thấy vậy, lo lắng và sẽ đặt lệnh bán theo họ.

    Bước 2 (C và D): Khi có NĐT khác đặt lệnh bán rồi họ tiến hàng rút lệnh (hủy lệnh) và đồng thời họ cũng không quên đặt thêm lệnh để khối lượng thay đổi không nhiều hoặc rất khó phát hiện sự thay đổi đó. Khi đó khối lượng NĐT khác sẽ dần dần được đẩy lên hàng đầu.

    Bước 3 (E, F và G...): Họ âm thầm đặt lệnh mua tại giá đó và đồng thời đặt lệnh bán để duy trì trạng thái khối lượng lớn ở mức giá mà họ muốn kiểm soát. Khi đó khối lượng bị khớp chính là những cổ phiếu mà NĐT khác bán ra, còn của họ thì hầu như không thay đổi. Cả 3 bước này họ luôn luôn sẵn sàng đặt lệnh mua ở các mức giá khác nhau để tránh tình trạng 2 bên lái gặp nhau và không mua được giá tốt mà lại bị mất hàng.


    Tình trạng gom hàng

    KẾT LUẬN: Biểu hiện chính là khối lượng khớp lệnh ở một mức giá rất lớn và mức giá khác thì rất thấp. Công cụ phát hiện ở đây chình là khối lượng của mua/bán chủ động. Bạn sẽ thấy khối lượng mua chủ động tăng cao hoặc rất cao nhưng giá cổ phiếu thì hầu như là không tăng hoặc không thay đổi nhiều, thậm chí là giảm.
    ----------(^-^)--------------(^-^)----------

    B. Lái đang xả hàng: Làm như thế nào để nhận biết lái đang xả hàng để chúng ta phòng tránh không mua những cổ phiếu đang bị xả. Cách các cá mập thực hiện quy trình này như thế nào?. Rất đơn giản, là ngược lại với tình trạng gom hàng thôi:))


    Khối lượng đặt MUA

    Bước 1 (A và B): Họ sẽ đặt lệnh mua ở một mức giá cao, có thể là giá xanh tùy vào tình trạng của thị trường. Vì họ muốn bán giá cao thì tất nhiên họ sẽ phải đẩy giá lên cao đã. NĐT khác thấy giá cổ phiếu đang tăng lên, thì cũng đặt lệnh mua theo đà giá cổ phiếu (nói cách khác mua đuổi)

    Bước 2 (C và D): Đến lúc đó lái tiến hành đảo chiều lệnh và họ dần dần rút lệnh của mình đã đặt trước đó, đồng thời cũng đặt lệnh mua khác để sự thay đổi khối lượng không rõ ràng. Khi đó khối lượng mua của NĐT khác sẽ dần dần nổi lên hàng đầu.

    Bước 3 (E, F và G...): Lúc này họ tiến hàng bán dần cổ phiếu của họ cho những NĐT khác trong âm thầm. Tất nhiên họ cũng không quên tiếp tục đặt lệnh mua khác để duy trì trạng thái này cho đến khi họ bán hết cổ phiếu cho NĐT khác.


    Tình trạng xả hàng

    KẾT LUẬN: Bạn sẽ thấy khối lượng bán chủ động tăng cao hoặc rất cao nhưng giá cổ phiếu thì hầu như là không giảm hoặc thậm chí là tăng mạnh. Chính vì vậy, mình không khuyên quý NĐT mua đuổi bất kỳ cổ phiếu nào, đua trần hay đua sàn cũng đều vậy. Ngoài ra quý NĐT nên xem thêm một số bài viết phía dưới để nhận biết một số chiêu trò để câu cơm:

    XEM THÊM:

  • App tín hiệu và định giá Cổ phiếu

  • Tại sao cá mập kéo trần?

  • Cá mập lừa NĐT như thế nào?

  • Chúc bạn luôn luôn vui vẻ và mạnh khỏe nhé!
    TRÂN TRỌNG!